Có nhiều nguyên nhân khiến cho bạn bị buốt răng khi ăn đồ ngọt, tuy nhiên tùy từng tình trạng đau buốt ra sao mà mới có thể xác định được nguyên nhân.
Răng như thế nào là hô (http://phauthuathamhomom.com/rang-ho-la-gi/)Buốt răng khi ăn đồ ngọt phải làm sao là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân gửi về chuyên mục giải đáp của Nha khoa. Vậy nguyên nhân và cách chữa tình trạng này ra sao? Cùng lắng nghe các bác sĩ giải đáp chi tiết ngay sau đây.
1. Buốt răng khi ăn đồ ngọt nguyên nhân do đâu?
Buốt tập trung ở 1 răng:
+ Nếu bạn chỉ ê buốt răng khi ăn ngọt tập trung ở 1 răng thì rất có thể đây là biểu hiện của bệnh sâu răng. 100% bệnh nhân sâu răng khi ăn đồ ngọt đều bị đau nhức răng bởi chất đường chứa trong đồ ngọt là nguyên nhân gây bệnh.
+ Ngoài ra, nếu bạn có răng bị sứt mẻ, mòn men, viêm tủy do tác động bên ngoài thì đây cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng buốt răng khi ăn đồ ngọt.
Buốt ở nhiều răng:
+ Buốt ở nhiều răng khi ăn đồ ngọt diễn ra khi bệnh nhân mắc các bệnh về nướu như viêm nướu, tụt nướu, viêm nha chu…
+ Ngoài ra, bệnh nhân bị mòn men răng toàn hàm cũng là gây cho bạn bị buốt răng khi ăn ngọt.
2. Buốt răng khi ăn đồ ngọt phải làm sao để điều trị?
Để khắc phục triệt để buốt răng khi ăn đồ ngọt, ta cần xác định nguyên nhân gây ra tình trạng do đâu bằng việc đi thăm khám bác sĩ. Những biện pháp sau sẽ được chỉ định điều trị:
Hàn trám răng:
áp dụng cho răng sâu, viêm tủy, răng mòn men, răng sứt mẻ
Nếu bạn gặp phải những tình trạng trên ở mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng hàn trám răng. Phương pháp này đơn giản, an toàn, không xâm lấn răng thật và rất tiết kiệm chi phí nhưng nhược điểm lại không bền chắc, chỉ sau 1-2 năm miếng trám bong bật, chứng buốt răng khi ăn đồ ngọt lại tái phát.
Bọc răng sứ:
Áp dụng cho răng sâu, viêm tủy răng mòn men, răng sứt mẻ
Nếu những tình trạng trên ở mức độ nặng thì bác sĩ sẽ chỉ định bọc răng sứ. Chiếc răng bị buốt khi ăn ngọt sẽ được hỗ trợ điều trị trước nếu bị bệnh sâu răng hay viêm tủy. Sau đó bác sĩ mài cùi răng để sửa soạn bọc răng sứ. Tùy theo loại răng sứ mà bạn lựa chọn, thì độ bền sẽ kéo dài khoảng 10-20 năm và có thể lâu hơn. Vì thế, buốt răng khi ăn đồ ngọt bác sĩ khuyến khích điều trị bằng cách này.
Với công nghệ bọc răng sứ CT 5 chiều, quá trình mài cùi răng diễn ra nhanh chóng và an toàn, việc chế tác răng sứ cũng được rút ngắn thời gian và từ đó, quy trình bọc răng sứ tại rút ngắn chỉ còn 24h là hoàn tất.
Lấy cao răng, điều trị nha chu:
Những bệnh nhân bị buốt răng khi ăn đồ ngọt do các bệnh về nướu, trước hết cần lấy cao răng để loại bỏ những vi khuẩn có hại. Sau đó, nếu tình trạng viêm nướu nhẹ sẽ tự khỏi, nếu viêm nướu nặng biến chứng thành nha chu bạn cần đeo máng giữ thuốc điều trị viêm nướu, nặng hơn cần thực hiện chăm sóc nha chu tại phòng khám.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét