Răng sữa bị sâu có nên trám hay là nhổ bỏ còn tùy thuộc khá nhiều vào tình trạng răng miệng cụ thể của bé mà bác sỹ sẽ có chỉ định chính xác nên điều trị như thế nào. Tuy nhiên, bác sỹ cũng nêu một số trường hợp cho bạn tham khảo như sau:
Trong trường hợp nếu răng sữa bị sâu nhưng chưa tới tủy thì bác sĩ sẽ trám lại cho bé và không nên nhổ đi vì răng sữa cũng như răng vĩnh viễn nếu mất đi thì việc ăn uống sẽ không còn cảm thấy ngon, về lâu dài ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa không tốt cho sức khỏe của bé.
Còn đối với trường hợp sâu răng đến tủy thì bác sĩ tiến hành chữa tủy nhằm bảo tồn răng cho bé, việc chữa tủy sẽ phải tốn nhiều thời gian, phải đi lại nhiều lần.
Trong nha khoa thì bảo tồn răng là một nguyên tắc cơ bản nhất ngay cả đối với răng sữa bởi răng sữa có vai trò định hướng cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí sau này. Nếu răng sữa bị mất sớm sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này, những răng sữa bên cạnh được thay và răng bị nhỗ mọc chậm hơn rất dễ dẫn đến tình trạng thiếu chỗ và mọc lệch lạc.
Hiện tượng răng cấm mọc lệch là một ví dụ điển hình cho việc răng sữa rụng sớm hoặc bị nhổ sớm. Đồng thời răng sữa bị mất sớm cũng phần nào làm ảnh hưởng đến sự phát âm của bé, vì vậy bạn nên đưa bé đến trực tiếp để bác sĩ khám và tư vấn kỹ hơn.
Ở trẻ em, nếu có răng sữa sâu vẫn nên hàn trám sớm để giữ răng đầy đủ trên hàm dù rằng răng sữa sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn. Răng vĩnh viễn bên dưới khi mọc lên sẽ làm tiêu gốc răng sữa bên trên làm răng sữa lung lay và rụng đi. Hiện tượng tiêu chân răng ở răng sữa là hiện tượng sinh lý bình thường và không đáng lo ngại.
Quá trình hàn trám răng diễn ra nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây nên cảm giác ê buốt hay đau nhức cho bé. Laser Tech giúp tạo ra các chân bám cho chất liệu tại vị trí cố định trên mô răng, không bị co kéo hay kích thích nóng lạnh, tránh tình trạng khoang rỗng sau khi đông cứng chất trám làm bật chân bám gây bong chất liệu. Sau khi răng được hàn trám vẫn đảm bảo cho bé sinh hoạt hoàn toàn bình thường.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét