Dạy trẻ có một thói quen răng miệng tốt là một trong những bài học về sức khỏe quan trọng mà bạn có thể dạy cho trẻ. Bài học đó là dạy trẻ chải răng 2 lần mỗi ngày, dùng chỉ nha khoa đúng cách, hạn chế ăn vặt và đến nha sĩ khám răng định kỳ.
Đa số các nha sĩ khuyên rằng 2 tuổi là lứa tuổi thích hợp để đưa trẻ đi khám răng lần đầu tiên. Điều này còn giúp nha sĩ có thể kiểm soát sự hình thành và phát triển răng của trẻ, đây còn là dịp để biết thêm về sự phát triển răng, sự cần thiết của fluor, cách thức để giúp trẻ duy trì một trạng thái vệ sinh răng miệng tốt, cách để đối phó với thói quen răng miệng của bé (chẳng hạn như việc dùng núm vú), chế độ ăn uống và dinh dưỡng và cách để phòng tránh những chấn thương răng miệng.
Luôn lưu nhấn mạnh rằng việc đi khám răng là điều có ích. Giải thích cho trẻ rằng đi khám răng sẽ giúp răng miệng khỏe mạnh. Khuyến khích trẻ với tinh thần/thái độ tích cực, bạn sẽ giúp con bạn có thói quen đến nha sĩ khám răng định kì trong suốt cuột đời của trẻ.
Tôi nên làm gì khi con tôi mọc răng ?
Răng bắt đầu mọc khi trẻ khoảng 6 tháng tuổi và tiếp tục cho đến 3 tuổi. Đây là nguyên nhân khiến nhiều trẻ có nướu mềm thấy khó chịu. Bạn hãy giúp trẻ thoa nướu bằng ngón tay hay một cái muỗng nhỏ được làm lạnh. Bạn cũng có thể sử dụng gel hoặc thuốc giảm đau khi trẻ mọc răng. Bạn nên hỏi ý kiến nha sĩ hay bác sĩ nhi khoa của bạn khi dùng các loại thuốc này. Nếu trẻ của bạn bị sốt khi mọc răng, tốt nhất là bạn gặp bác sĩ của mình để loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của một số bệnh lý khác.
Chải răng cho trẻ như thế nào cho đúng?
Tốt nhất là bạn nên giám sát trẻ chải răng cho đến lúc 6 tuổi, theo hướng dẫn sau đây:
Sử dụng một lượng kem đánh răng bằng cỡ một hạt đậu, với lượng fluor được ADA cho phép. Cẩn thận không để trẻ nuốt kem.
Sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm, trước tiên chải mặt trong tất cả các răng, đây là nơi tích tụ nhiều mảng bám nhất. Đặt nghiêng lông bàn chải hướng về đường nướu. Chải nhẹ nhàng với động tác tới lui.
Chải sạch mặt ngoài răng, đặt nghiêng lông bàn chải đặt hướng về đường viền nướu. Chải nhẹ nhàng tới lui.
Đặt bàn chải sao cho lông bàn chải trên mặt nhai cuả răng. Chải nhẹ nhàng tới lui.
Xem thêm:
►Địa chỉ nha khoa uy tín tại quận 10
►Nha khoa nào tốt tại quận 1
►Nha khoa nào tốt nhất ở bến thành
Mút ngón tay có hại không và làm thế nào để xử lý nó?
Phản xạ mút ngón tay là bình thường và không có hại đối với trẻ. Tuy nhiên, thói quen này có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phảt triển của miệng và hàm, và vị trí cuả các răng, nếu như thói quen này vẫn tiếp tục diễn ra sau khi răng vĩnh viễn đã mọc, khoảng 4-7 tuổi.
Thói quen này làm cho răng trước chìa ra ngoài (thường gọi là răng hô) và răng cắn hở. Điều này sẽ trở thành nguyên nhân của những vấn đề răng miệng khi trưởng thành như mòn răng, sâu răng tiến triển và sự mất thoải mái trong việc ăn nhai. Ngậm núm vú sau khi răng vĩnh viễn mọc cũng có thể gây những hậu quả tương tự.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét