Khi nhổ răng khôn thường sẽ không có cảm giác đau nhức sau hiệu quả thuốc tê vẫn còn, nhưng khi nhổ xong thì thường sẽ hơi đau nhức khi thuốc tê đã hết tác dụng. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách đối phó cơn đau sau khi nhổ răng khôn.
Khi một chiếc răng khôn bị sâu, bị mọc lệch hay trùm lợi mà biện pháp lấy tủy răng không còn có tác dụng thì bạn chỉ còn cách nhổ răng khôn bị hỏng đó đi theo chỉ định của bác sỹ. Một chiếc răng khôn như vậy nếu không sớm xử lý thì sẽ mang lại rất nhiều hệ lụy nguy hiểm mà chúng tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không muốn đối diện như viêm nướu, tụt lợi, sâu răng bên cạnh, xô lệch xương hàm… Nhổ răng hỏng càng sớm bao nhiêu thì càng dễ tránh khỏi các biến chứng bấy nhiêu.
Trong hầu hết các trường hợp, việc hồi phục sau khi nhổ răng khôn diễn ra trong vòng vài ngày đến một
tuần. Đây là quãng thời gian mà bạn sẽ cảm thấy những cơn đau nhức sau khi thuốc gây tê đã hết tác dụng. Quai hàm của bạn sẽ hơi cứng và khó cử động cũng như cơn đau ở khu vực nhổ răng khá khó chịu, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt thường nhật.
|
nhổ răng khôn vĩnh viễn có đau không |
Tạo thói quen dùng chỉ nha khoa sau khi nhổ răng khôn
Mặc dù vậy, bạn có thể nhanh chóng trải qua quá trình này với những cách sau đây:
– Sử dụng thuốc giảm đau theo đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sỹ nha khoa của bạn.
– Áp dụng túi đá lạnh chườm bên ngoài má để gây cảm giác tê, giảm đau nhức phía bên trong.
– Sau 24 giờ, súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày để giảm sưng và giảm đau. Bạn pha nước muối bằng công thức 1 muỗng cà phê (5g) muối trong một ly vừa (240ml) nước ấm.
Bạn nên biết: Nho rang so 8 khi dang mang thai can luu y nhung gi<<
Áp dụng túi chườm đá để giảm sưng đau
– Thay miếng gạc thấm máu sau nửa giờ
– Thư giãn sau khi nhổ răng, các hoạt động thể chất quá mạnh có thể dẫn đến nguy cơ máu chảy nhiều hơn.
– Ăn các thức ăn mềm như cháo, súp và chú ý điều chỉnh nhiệt độ không quá lạnh hay quá nóng. Dần dần thêm các loại thực phẩm rắn vào trong chế độ ăn uống khi đã phục hồi lại.
– Khi nằm phải có gối kê cao đầu nếu không có thể kéo dài thời gian chảy máu.
– Tránh sử dụng lưỡi quét qua khu vực nhổ răng. Đây là thói quen rất khó cưỡng lại vì trong miệng cảm thấy trống rỗng khác lạ nên bạn cứ đưa lưỡi về phía đó. Nhưng vì lưỡi rất nhiều vi khuẩn nên bạn cần tuyệt đối tránh.
– Những lực chuyển động hút như khi dùng ống hút hay hút thuốc lá đều là cấm kỵ. Hành động này có thể khiến cho các cục máu đông hình thành trong hố chân răng bị vỡ, vết thương tiếp tục chảy máu hoặc nguy hiểm hơn là hố chân răng bị khô không lành lại và gây đau đớn vô cùng, đôi khi ảnh hưởng đến cả vùng tai.
Mặc dù cơn đau sau khi nhổ răng khôn là không tránh khỏi nhưng có thể được giảm thiểu nếu bạn tìm đến địa chỉ uy tín như nha khoa. Các bác sỹ tại đây đã có kinh nghiệm với hàng ngàn ca nhổ răng và cách nhổ răng khôn được thực hiện chuyên nghiệp đảm bảo không gây đau đớn trong quá trình loại bỏ răng. Chính những quy trình khử trùng chặt chẽ, hệ thống dụng cụ hiện đại và thao tác kỹ thuật khéo léo của bác sỹ sẽ là yếu tố quyết định cho việc không để lại cơn đau kéo dài sau khi nhổ răng. Bạn cũng sẽ được bác sỹ đặt lịch hẹn tái khám và hướng dẫn chăm sóc răng sau khi nhổ một cách kỹ lưỡng mọi trường hợp.
Trên đây là đôi dòng chia sẻ về cách đối phó cơn đau sau khi nhổ răng khôn. Mong rằng sẽ giúp bạn giảm được cơn đau nhức từ việc nhổ răng khôn. Chi tiết xem tại http://nhorangkhon.net/nho-rang-khon-co-dau-khong/.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét