Bước 1: Thăm khám và tư vấn cho bệnh nhân
Cách hàn răng sâu được bắt đầu với việc thăm khám tình trạng răng miệng. Bác sỹ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát tình trạng khoang miệng để xác định răng chớm sâu hay sâu nặng. Trong một số trường hợp răng sâu nặng sẽ được chụp tia X để xác định cụ thể tình trạng răng sâu và có tác động đến xương hàm hay không.
Tiếp theo, khoang miệng sẽ được vệ sinh sạch sẽ bằng một loại dung dịch đặc biệt nhằm giúp cho quá trình hàn răng đạt được hiệu quả cao nhất.
Bước 2: Nạo sạch vết sâu
Nạo sạch vết sâu là bước không thể bỏ qua trong điều trị răng sâu nhằm loại bỏ hoàn toàn các mô răng bị bệnh.
Trước khi tiến hành làm sạch vết sâu, nha sỹ thường gây tê cục bộ nhằm giảm ê buốt, đau nhức tối đa, tạo cảm giác dễ chịu cho bệnh nhân.
Bằng thiết bị chuyên dụng, bác sỹ sẽ nạo phần bị sâu trên răng một cách kỹ lưỡng để ngăn chặn sự phát triển của vết sâu răng.
Bước 3: Hàn trám cho răng
Sau khi bề mặt răng mẻ được phủ một lớp chất dính thì vật liệu composite hoặc amalgam, xi măng silicat sẽ được đưa vào từ từ từng lớp bằng dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
Dưới tác dụng của ánh sáng đèn laser, các lớp chất trám với bề mặt răng sẽ có sự gắn kết chặt chẽ với nhau chỉ sau 20-40 giây.
Bước 4: Chỉnh khớp cắn và tiến hành đánh bóng
Nha sỹ sẽ tiến hành thao tác chỉnh sửa cho đến khi chỗ trám đạt được tính thẩm mỹ cao nhất, phục hình tối đa cho răng. Thao tác chỉnh sửa khớp cắn cũng sẽ được tiến hành và cuối cùng sẽ đánh bóng để vết trám đẹp mắt nhất và không bị gồ ghề cộm cấn khi ăn nhai.
Yêu cầu kỹ thuật của quy trình hàn trám:
– Phục hình hoàn hảo nhất đối với các răng bị mất mô. Răng có hình thể gần như ban đầu, trùng khít từng gờ rãnh.
– Vết trám phải có sự bóng láng, không cộm cấn gồ ghề
– Vết trám thẩm mỹ, đảm bảo ăn nhai tốt mà không bị đau nhức hay cộm vướng.
Làm gì để gia tăng độ bền của vết trám?
Để thực hiện hàn trám răng sâu bằng theo cách trực tiếp thì composite và amalgam sẽ được sử dụng phổ biến nhất. Đây là hai chất nhựa tổng hợp và đặc tính không trơ, có độ giãn nở vì nhiệt khác với men răng dẫn đến tình trạng hai lớp chất liệu có sự thay đổi thể tích khác nhau khi tiếp xúc với cùng một mức nhiệt độ nóng hoặc lạnh, hậu quả là hai lớp vật chất này trượt lên và rời ra khỏi nhau, do đó sau một thời gian chỗ trám có thể bị bng tróc.
Để gia tăng độ bền của vết trám thì cách duy nhất là thực hiện với công nghệ tốt và nha sỹ phải giàu kinh nghiệm.
Hiện nay, Laser Tech đang được Liên đoàn nha khoa quốc tế FDI kiểm định và đánh giá là công nghệ trám răng tốt nhất hiện nay, giúp hỗ trợ hoàn hảo để vết trám có thể có độ bền cao nhất. Sở dĩ có thể đạt được kết quả khả quan như vậy là bởi:
+ Hàng ngàn chân bám li ti được hình thành giúp miếng trám bám chắc trên mô răng thật không dễ bị đứt gãy, bung bật trong môi trường ẩm và nhiều acid như khoang miệng. Miếng trám không chỉ cứng chắc hơn, có độ bền và chịu lực cao mà còn có thể bám dính cực tốt.
+ Công nghệ có thể khắc phục tối đa tình trạng khe hở rỗng giữa miếng trám với mô răng thật nên đảm bảo không bị giắt nhét thức ăn, không thấm nước gây cong vênh vết trám,…
Công nghệ đã được áp dụng tại nha khoa KIM áp dụng vào thực tế cho hàng ngàn khách hàng và đều cho kết quả tốt.
Nếu bạn cần có sự hỗ trợ thêm về cách hàn răng sâu cũng như các vấn đề răng miệng khác, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại 19006899 để được giải đáp chi tiết nhất.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét