Bị móm phải làm sao đây? Thế nào để hết móm? Mọi người hay tự hỏi rồi lại cho qua không quan tâm đến, cam chịu số phận sắp đặt. May thay, hiện thực đó sẽ không còn nữa nhờ vòa công nghệ niềng răng móm thẩm mỹ ngày nay.
Móm có rất nhiều nguyên nhân gây ra khuyết điểm đó và tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ sau khi thăm khám sẽ đưa ra lộ trình điều trị niềng răng bị móm thích hợp. Có hai nguyên nhân gây ra móm mọi người nên biết sau đây:
– Móm do răng: Trường hợp này xử lý đơn giản hơn trong 2 nguyên nhân gây móm, chỉ cần thực hiện niềng răng, sử dụng các khí cụ tạo lực kéo dịch chuyển các răng hàm dưới về lại đúng vị trí cân xứng với răng hàm trên. Làm đúng lộ trình và chỉ dẫn của bác sĩ đã chỉ định thì việc lấy lại hàm răng hài hòa là điều không khó. Bị móm có niềng răng được không? http://phauthuathamhomom.com/mom-co-nieng-rang-duoc-khong/
– Móm do cấu trúc xương hàm: Trường này được xem là khó trong một ca nắn chỉnh nha vì cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ xương và dịch chuyển xương hàm dưới cân xứng với hàm trên để tổng thể khuôn mặt được hài hòa hơn.
Đối với trường hợp móm do cả răng và cấu trúc xương hàm thì các bác sĩ sẽ phải kết hợp cả 2 phương pháp là phẫu thuật và niềng răng bị móm.
Quy trình niềng răng bị móm mang lại hiệu quả cao.
Tại Trung tâm nha khoa để biết được chính xác khuyết điểm và nguyên nhân móm cũng như phương pháp điều trị sao cho hiệu quả, quy trình niềng răng móm của chúng tôi đảm bảo nghiêm ngặt, đạt chuẩn của bộ y tế và trên thế giới. Phẫu thuật gãy xương hàm bác sĩ tư vấn http://phauthuathamhomom.com/cat-xuong-ham-co-nguy-hiem-khong-bac-si-tra-loi/
Bước 1: Thăm khám và chụp phim: Trước khi niềng răng bị móm, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và chụp phim X-quang để khảo sát toàn diện tình trạng xương hàm và răng.
Bước 2: Lên phác đồ điều trị: Qua kết quả thăm khám và chụp phim, bác sĩ đánh giá tình trạng răng hiện tại, mức độ móm và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bước 3: Gắn mắc cài lên răng: Bác sĩ sẽ gắn bộ mắc cài lên răng của người thực hiện một cách nhẹ nhàng và kỹ lưỡng, bởi đây là tiền đề để tạo lực xiết về sau cho răng vào đúng vị trí.
Bước 4: Lộ trình điều trị: Người thực hiện sau khi gắn mắc cài lên răng sẽ trải qua những giai đoạn tạo lực xiết và đặt hẹn lịch theo dõi mức độ di chuyển của răng cùng các bác sĩ trong suốt quá trình niềng răng. Nếu có vấn đề phát sinh thì những lần tái khám này các bác sĩ sẽ cho bạn biết và thay đổi kế hoạch điều trị nếu cần .
Bước 5: Đeo hàm duy trì: Sau khi bác sĩ kiểm tra và thấy hàm răng móm đã được điều chỉnh đúng vị trí và tạo được nét thẩm mỹ cần có cho gương mặt người thực hiện, bác sĩ sẽ cho tháo mắc cài và đeo hàm duy trì trong khoảng thời gian từ 1,5 – 2 năm nhằm ổn định hàm răng, tránh tình trạng răng lại tiếp tục dịch chuyển sau khi đã gỡ mắc cài.
Bước 6: Kết thúc điều trị: Khi răng và xương hàm đã hoàn toàn ổn định, người thực hiện sẽ không cần mang hàm duy trì và đến đây là quá trình điều trị răng móm đã kết thúc.
Tình trạng móm là răng hàm dưới phát triển quá mức, vươn ra ngoài và lệch với hàm trên. Điều này làm cho khuôn mặt vừa mất đi nét đẹp hài hòa, vừa làm ảnh hưởng đến việc ăn nhai hằng ngày, thậm chí là việc phát âm và giao tiếp cũng bị ảnh hưởng.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét