Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng “sún răng”, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do bé ăn quá nhiều đồ ngọt, các loại thức ăn có hàm lượng đường cao, tính bám dính mạnh nên dễ lên men sinh axit. Răng có hai lớp vỏ cứng từ ngoài vào trong theo thứ tự Men răng và Ngà răng. Lớp men răng và lớp ngà răng của răng sữa tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp nên dễ bị sâu và khi đã bị sâu qua lớp men thì tốc độ bệnh tiến triển rất nhanh vì ngà răng kém cứng hơn men răng.
Bệnh sún răng ở trẻ biểu hiện ở nhiều cấp độ với tình trạng khác nhau. Có thể bị mòn răng dần về phía chân răng, từ rìa cắn. Nhưng cũng có thể xuất phát từ các mặt bên của răng hoặc từ cổ răng. Đôi khi răng sún có màu vàng hoặc xỉn đen và gây nhức buốt cho bé.
http://chamsocrangtreem.vn/benh-nha-chu-o-tre-em/
Răng dần dần mủn và tiêu đi làm giảm thể tích thân răng, không đau nhức, chỗ bị sún chỉ nông chứ không sâu như lỗ răng sâu nhưng thường có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu, đáy mềm ở những đợt tiến triển, lâu dần chỉ còn những mỏm răng gần tụt xuống lợi làm chân răng nằm sát với lợi.
Một số nguyên nhân khác như bé đang bị sâu răng mà bạn không biết, thậm chí bị sâu cả hàm hoặc do chế độ dinh dưỡng của bé bị thiếu canxi và flour khiến cho răng bé bị tổn thương.
Cũng có thể nguyên nhân do mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline khi đang mang thai, làm cho răng bé phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng không cao, răng dễ bị tổn thương hơn nếu cùng chịu một tác động của yếu tố nguy cơ sâu răng, dễ bị sâu, mẻ, vỡ răng, men răng biến thành màu vàng sẫm.
http://chamsocrangtreem.vn/rang-tre-bi-mun/Một số nguyên nhân phổ biến nữa là do cha mẹ chăm sóc răng miệng cho bé không đúng cách, khiến vi khuẩn hình thành mảng bám trên bề mặt răng; Do trẻ mắc bệnh vàng da cũng ảnh hưởng đến men răng; Do bé uống các loại thuốc có chứa sắt dạng siro, uống các đồ uống có ga thường xuyên
Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt hàng ngày của bé hoặc các lý do khách quan như sau:
+ Việc ăn uống và chế độ vệ sinh hàng ngày chưa đảm bảo, không đủ làm sạch mảng bám thức ăn trên răng. Bé ăn nhiều đồ ngọt, tinh bột nhiều lần trong ngày và không được làm sạch ngay sau đó khiến cho vi khuẩn luôn có cơ hội tấn công men răng.
+ Bản thân răng sữa, ngay cả răng trưởng thành khi mới mọc cũng có nền răng khá yếu, dễ bị tấn công bởi vi khuẩn nên rất dễ bị sún.
+ Ngoài ra, khi trẻ thiếu canxi cũng khiến cho răng bé trở nên yếu hơn, nhạy cảm hơn.
2. Các cách chữa răng sún hiệu quả cho bé
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng
Để phòng ngừa sún răng và cũng là cách chữa răng sún trước hết là mẹ bé nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bé. Nên bổ sung các loại thức ăn giàu canxi để tránh hiện tượng thiếu canxi dẫn đến yếu răng ở trẻ.
Nên tránh cho trẻ ăn đồ ngọt thường xuyên, tránh các bữa ăn đêm cho bé, hoặc nếu phải ăn tối thì nên ăn sớm hơn, sau khi ăn nên vệ sinh răng ngay cho bé.
Vệ sinh răng miệng cho bé
Hãy chú ý đến vệ sinh răng miệng cho bé ngay từ khi bé chuẩn bị mọc răng sữa. Dùng gạc mềm để chải nướu khi trẻ còn quá nhỏ.
Trước tiên nên giúp bé chải răng rồi hướng dẫn bẽ tự đánh răng nhưng luôn phải theo để bé chải răng thật sạch. Dùng loại kem thích hợp, có chứa thành phần fluor tương ứng.
Sau mỗi bữa ăn nhẹ, bạn nên cho bé uống chút nước để súc miệng.
Không cho bé uống kháng sinh tùy tiện
Kháng sinh chính là thủ phảm chính gây vàng răng, xỉn răng mà sau này có muốn tẩy trắng cũng không thể được. Do đó, tốt hơn là không nên cho bé uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện khi áp dụng các cách chữa răng sún .
Đây được coi là khâu quan trọng trong việc chăm sóc răng miệng cũng như là cách chữa răng sún cho bé hữu hiệu. Khi đã bị sún răng thì việc thăm khám răng cho bé càng quan trọng hơn.
Khi thăm khám, bác sỹ sẽ giúp xác định được nềng răng cụ thể của bé, tình trạng sún răng và cách chữa răng sún hiệu quả.
Lời khuyên của bác sĩ là kể cả khi trẻ chưa có chiếc răng nào hay khi trẻ có những chiếc răng đầu tiên, cha mẹ đã phải chú ý đến việc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Việc vệ sinh bằng bàn chải đánh răng có thể khó khăn, do đó có thể thay bằng gạc sạch thấm nước nhẹ nhàng chà sạch mặt trong, ngoài của nướu và răng.
Nếu trẻ chưa thể bỏ việc uống sữa về đêm, hãy luôn để một bình nước lọc bên cạnh để cho bé tráng miệng lại. Tuy nhiên, hầu hết các bác sĩ đều khuyến cáo nên cho trẻ thôi bú đêm từ 8 – 10 tháng tuổi. Vì việc bú về đêm thường làm cho trẻ bị gián đoạn giấc ngủ, kém phát triển chiều cao và cũng là nguyên nhân của việc hư răng sữa.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét