Những điều cần lưu ý sau khi lấy cao răng cũng rất quan trong. Nó giúp hạn chế việc hình thành cao răng. 1 trong những vấn đề cần quan tâm nhất đó là lấy cao răng kiêng ăn gì?
Cao răng hay còn gọi là vôi răng là mảng bám đã cứng lại trên răng, chủ yếu do việc vệ sinh răng miệng không tốt. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm nha chu hay viêm nướu, sâu răng…Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 70% trọng lượng mảng bám là vi khuẩn. Điều đó có nghĩa là trong 1mg mảng bám chứa tới 1 tỉ vi khuẩn.
Khi cao răng đã được hình thành, chỉ có nha sỹ mới có kiến thức để loại bỏ hoàn toàn. Quá trình loại bỏ cao răng được gọi là lấy cao răng. Trong quá trình cạo cao răng, nha sỹ sử dụng những dụng cụ đặc biệt để loại bỏ cao răng khỏi răng ở phía trên thân răng và dưới đường viền nướu. Xem thêm:
đánh bóng răng giá bao nhiêu
Bác sỹ Kim khuyên bạn bên sử dụng nhiều các loại ngũ cốc, các loại trái cây như cam, táo…Các loại rau củ quả như cà rốt hay rau giòn như bông cải, súp lơ, dưa leo, rau diếp…cũng giúp hạn chế sự phát triển của cao răng. Sở dĩ các loại rau củ quả này tốt cho sức khỏe răng miệng là bởi khi sử dụng chúng có sự cọ xát vào răng, được ví như bàn chải tự nhiên làm sạch răng, loại bỏ các mảng bám răng khó ưa tồn tại trên răng. Khi mảng bám cao răng được làm sạch thì các bệnh lý răng miệng cũng được hạn chế.
Bạn cũng nên tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, chất ngọt như bánh kẹo, socola bởi đây chính là các tác nhân gây nên tình trạng sâu nặng hoặc viêm nhiễm nướu khi vi khuẩn có thể cư ngụ, thải độc tố và tạo ra axit làm hỏng răng. Nếu sử dụng các thực phẩm này thì tốt nhất nên súc miệng hoặc chải răng thật sạch, tránh để chất đường lưu lại trên răng.
Bên cạnh việc sử dụng thực phẩm thì vệ sinh răng miệng chính là yếu tố quyết định đến việc cao răng hình thành nhiều hay ít. Tốt nhất nên đánh răng đều đặn ngày 2-3 lần với bàn chải lông mềm, chải đều kỹ cả 4 mặt răng, kết hợp với việc sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Tốt nhất 3-6 tháng bạn nên đi thăm khám để nha sỹ xác định cụ thể có cần thiết lấy cao răng hay không, việc lấy cao răng quá thường xuyên cũng không phải là tốt, điều này có thể ảnh hưởng xấu đến nướu và chân răng, gây ra hiện tượng ê buốt. Hiện tượng đau nhức khi lấy cao răng có thể do kỹ thuật lấy cao răng không tốt, xâm lấn đến răng hoặc do cấu trúc răng, nền răng của bạn cơ bản bị yếu nên dễ chịu tác động từ bên ngoài.
Hiện nay, công nghệ lấy cao răng bằng máy siêu âm giúp làm sạch mảng bám cao răng một cách nhanh chóng mà hoàn toàn không gây ê buốt hay chảy máu chân răng. Mũi siêu âm chỉ tác động áp sát và làm bong cao răng mà không ảnh hưởng đến hệ thống nha chu xung quang răng. Thao tác đánh bóng sau khi lấy cao răng sẽ có tác dụng hạn chế sự tái bám của các mảnh vụn thức ăn, giúp cho răng sáng đẹp, khỏe mạnh hơn.
Nhằm hiểu hơn về lấy cao răng kiêng ăn gì? và những thắc mắc khác. Bạn có thể đến trực tiếp nha Khoa Kim Địa chỉ: 31 Nguyễn Đình Chiểu, P. Đa Kao, Q.1, TP.HCM hay liên hệ ngay hotline 19006899 để được tư vấn.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét