Thực ra răng khôn hay còn gọi là răng số 8 để chỉ răng cối lớn thứ 3. Răng khôn thường mọc ở vị trí không thuận lợi khi xương hàm đã chật, không đủ chỗ. Khi mọc răng khôn thì biểu hiện rõ ràng nhất chính là tình trạng sưng nướu, cứng hàm, gây đau nhức dữ dội.
Có rất nhiều trường hợp răng khôn mọc ở tư thế gần, nó sẽ húc vào răng số 7 và gây các tai biến như viêm lợi trùm. Lúc ăn uống, vụn thức ăn giắt vào túi lợi, gây viêm túi lợi có mủ. Người bệnh bị đau ở vùng răng khôn, vướng, khó nhai, có khi sốt, gây đau đớn.
Có nên nhổ răng khôn không?
Thực tế, không phải trường hợp nào mọc răng khôn cũng được chỉ định. Trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng như sưng đau, viêm nhẹ chỉ cần dùng kháng sinh, kháng viêm, vệ sinh răng miệng bằng thuốc có chất diệt khuẩn là có thể cải thiện những triệu chứng lâm sàng.
Khi mọc răng khôn mọc ngầm dẫn đến viêm nhiễm, viêm lợi trùm trở thành mãn tính, bệnh nhân cần được bác sĩ chuyên khoa xem xét, tư vấn có nên phẫu thuật hay không. Tuy nhiên, phẫu thuật răng khôn hàm dưới thường có các khó khăn và phức tạp do đây là răng nằm ở vị trí sâu trong hốc miệng, răng thường mọc lệch, đôi khi ngầm trong xương. Dưới đây là một số biến chứng mà răng khôn mọc lệch, mọc ngầm có thể gây nên.
+ Mọc răng khôn gây sâu răng
Do răng khôn ở tận trong cùng của hàm răng nên rất khó để vệ sinh, thức ăn giắt vào bên trong và vi khuẩn dễ dàng tích tụ, đặc biệt là ở những răng chỉ mọc lên được một phần hoặc mọc lệch, đâm vào răng bên cạnh. Sự tích tụ này lâu ngày sẽ gây ra sâu răng. Khi răng khôn mọc lệch gần, nó còn gây sâu răng hàm lớn thứ hai và sâu chính răng khôn, ảnh hưởng lớn đến chức năng ăn nhai. Tình trạng sâu răng kéo dài nếu không có phương pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm tủy, viêm quanh cuống khá nguy hiểm.
http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/sao-viet-bi-soi-mat-khong-can-doi-do-kieu-toc-mai+ Gây viêm nướu, viêm nha chu
Sự tích tụ của thức ăn và vi khuẩn ở răng khôn mọc lệch cũng như do sang chấn của răng đối diện tới mô mềm phía trên răng khôn còn gây ra viêm nhiễm vùng nướu xung quanh – nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng nướu sưng tấy đỏ, hàm bị cứng không mở to ra được. Đây là viêm nhiễm cấp tính của mô mềm bao phủ quanh thân răng bán ngầm và túi thân răng khôn.
Viêm nhiễm thường lặp đi lặp lại nhiều lần và thường phải dùng kháng sinh bệnh nhân mới đỡ, những lần sau thường nặng dần lên, khoảng cách giữa các lần sưng đau giảm dần.
+ Răng khôn huỷ hoại xương và răng xung quanh
Khi răng khôn mọc đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ làm răng đó bị tiêu huỷ, lung lay, nhiều khi gây sâu răng hoặc áp xe xương ổ răng. Có khá nhiều trường hợp răng hàm số 7 bị răng khôn đâm phải, trong một thời gian dài sẽ lung lay dần dần và cuối cùng dẫn đến rụng răng.
Ngoài ra, răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn có thể gây tiêu xương hàm do răng khôn mọc lệch thúc vào tổ chức xương nâng đỡ phía xa của răng hàm lớn thứ hai. Do vậy, cần nhổ răng khôn trước khi tổ chức xương nâng đỡ của răng số hàm lớn thứ hai bị tiêu, tránh gây lung lay và buốt răng hàm lớn thứ hai sau khi nhổ răng khôn.
+ Khiến răng kế bên mọc chen chúc, khấp khểnh
Răng khôn là một trong những nguyên nhân gây răng chen chúc, khấp khểnh vì răng khôn thường mọc lệch trên cung hàm và đẩy các răng kế bên về phía trước.
+ Sang chấn mô mềm
Răng khôn mọc lệch xa có thể gây cắn vào má, nếu không có răng đối, răng khôn có thể mọc chồi ra, cắn vào lợi phía đối diện gây sang chấn, làm tăng nguy cơ ung thư do sang chấn kéo dài. Trong một số trường hợp hiếm khi những bất thường của răng khôn không được chữa trị kịp thời, nhiễm trùng lây lan sang các khu vực xung quanh như mang tai, má, mắt, cổ…gây nguy hiểm đến sức khỏe toàn thân thậm chí cả tính mạng. Đây chính là câu trả lời cho răng khôn có nên nhổ không.
http://benhviennhakhoa.weebly.com/ham-ho-mom/sao-viet-phau-thuat-tham-my-dep-rang-ngoiRăng khôn mọc lệch, mọc ngầm nếu không được nhổ bỏ rất có thể dẫn đến những biến chứng nêu trên, do đó, nha sỹ thường khuyến khích bạn nên quyết định nhổ bỏ để tránh những tác động về sau. Hiện nay với công nghệ và kỹ thuật nhổ răng hiện đại thì việc nhổ răng khôn sẽ diễn ra an toàn, hạn chế đau nhức tối đa.
Sau khi nhổ răng, bạn sẽ cảm thấy đau nhức ít ngày nhưng dần dần những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm. Bác sĩ sẽ kê cho bạn loại thuốc cần thiết và hướng dẫn bạn cách chườm lạnh bên ngoài để giảm sưng. Nên ưu tiên những món ăn mềm, dễ nuốt vì với những món ăn cứng, dai sẽ gây cho bạn cảm giác đau đớn. Khoảng 1,2 tuần sau khi nhổ răng khôn thì vết thương sẽ lành dần.
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét